Băng Thông Mạng Là Gì ? Cách Tăng Dung Lượng Lưu Trữ Cho Băng Thông Mạng

Băng thông mạng là gì

Hầu hết những ai đang có nhu cầu sử dụng website để phục vụ việc kinh doanh của doanh nghiệp thì đều có cùng những vấn đề thắc mắc như là: Băng thông mạng là gì ? Nó có ảnh hưởng gì tới website ?... Vậy nên bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về băng thông mạng ( Bandwidth) và cách tăng dung lượng lưu trữ cho băng thông mạng nhé.

Băng thông mạng là gì ?

Băng thông mạng hay còn gọi là Bandwidth là một thuật ngữ dùng để định lượng được lưu lượng truy cập và nguồn dữ liệu cần thiết được phép lưu thông giữa người dùng và trang website của cá nhân, doanh nghiệp thông qua internet. Về cơ bản thì “ băng thông mạng ” sẽ được xem như là hình thức truyền dữ liệu.

Bandwidth chính là một trong những yếu tố quan trọng để cấu thành nên website của người dùng và những định mức về việc sử dụng băng thông cungx được đánh giá là một rong những tiêu chí để tính phí gói dịch vụ của các bên cung cấp Host hoặc web.

Băng thông mạng quốc tế thường được hiểu như là tốc độ đường truyền mạng của Internet từ Việt Nam có thể đi đến tất cả các nước trên thế giới. Điểm khác biệt từ hình thức này so với băng thông trong nước đó là nhà mạng tại Việt Nam phải đi thuê lại của các tập đoàn viễn thông tại nước khác với chi phí cao để sử dụng và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

 

Bandwidth ảnh hưởng  tới website như thế nào ?

Bandwidth Host Web hay băng thông là thông số chỉ mức dung lượng truyền tải dữ liệu giữa website với máy tính cá nhân của bạn trong thời gian nhất định. Giới hạn băng thông phụ thuộc vào goí dịch vụ mà bạn mua từ nhà cung cấp. Theo đó giới hạn Bandwidth càng cao thì mức dữ liệu cho phép truyền tải sẽ càng lớn. Trong trường hợp hết băng thông, các yêu cầu truy cập web sẽ bị từ chối.

Vậy n3een ngời việc ở hữu một website cuyên nghiệp thì bạn còn phải chuẩn bị một gói Hosting chất lượng với băng thông rộng, đảm bảo đường truyền dữ liệu của người dùng không bị ngắt quãng, nhất là trong những giờ cao điểm.

Băng thông càng lớn thì khả năng hoàn thành các tác vụ, đặc biệt là xử lý các yêu cầu của khách hàng càng nhanh. Đồng thời nó cũng cho phép lượng lớn người dùng truy cập vào trang web của bạn trong cùng một thời điểm mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.

Những yếu tố khiến việc sử dụng băng thông tăng lên

  • Lượng truy cập tăng trưởng: Khi web của bạn có lượng truy cập nhiều thì lượng băng thông cần sử dụng cũng tăng theo. Bạn có thể hình dung theo dạng như mỗi người khi vào sẽ sử dụng một lượng nhỏ băng thông của web.
  • Chỉnh sửa website: Việc thay đổi về thiết kế cũng có thể làm tăng kích thước của trang bleen và kiến việc tiêu thụ băng thông cũng ngày càng nhiều hơn.
  • Tăng số trang: Khi tăng số lượng trang thì lượng truy caahp cũng sẽ xuất hiện từ đó, làm tăng việc sử dụng băng thông.

Cách tăng dung lượng lưu trữ cho băng thông mạng

Ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy khó chịu khi website load chậm. Và nguyên chính ở đây chính là do sự hạn hẹp của dung lượng băng thông. Hay nói cách khác là Bandwidth đã hết dung lượng lưu trữ.

Sau đây là một số các có thể tăng dung lượng lưu trữ băng thông cho máy chủ web mà chúng ta có thể tham khảo:

  • Để file web ở dạng nén: Giúp bảo mật code tốt hơn. Bên cạnh đó còn giúp website load nhanh hơn.
  • Tối ưu hình ảnh: Nên dùng những hình ảnh có kích thước vừa phải. Cắt giảm tỉ lệ hình ảnh để hạn chế sử dụng dung lượng băng thông không cần thiết.
  • Đề phòng Hotlinking: xảy ra khi Website đó sử dụng link đến 1 hình ảnh hoặc bài viết chứa trên server của bạn.

  • Chú ý đến băng thông quốc tế: thông thường Google crawl Website của bạn vài lần 1 ngày. Điều này tiêu tốn khá nhiều băng thông quốc tế. Nếu bạn thấy rằng Google đang truy vấn Website của bạn quá nhiều? Hãy điều chỉnh tần suất này qua Webmaster tool.
  • CSS càng nhiều càng tốt: CSS là một dạng code dùng để trang trí Website mà không cần dùng nhiều hình ảnh. Lượng băng thông sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn sử dụng CSS hợp lý thay vì hình ảnh.

 

Các thông số cần biết về Bandwidth Hosting

  • Disk Space: dung lượng
  • Addon domain: là tên miền cộng thêm. Có thể cùng tên miền chính đã đăng ký để chạy cùng lúc nhiều Website riêng biệt.
  • Parked domain: tên miền phụ đại diện cho tên miền chính. Nghĩa là tên miền này sẽ trỏ về tên miền chính. Chỉ là đại diện cho tên miền chính chứ không chạy một Website nào khác.
  • FTP (File Transfer Protocol): một giao thức truyền tệp tin trên mạng Internet. Khi máy chủ hỗ trợ FTP, bạn có thể sử dụng các phần mềm FTP (FTP Client) để kết nối với máy chủ và tải lên các tệp tin dữ liệu cũng như cập nhật Website của mình một cách dễ dàng.
  • MSSQL hoặc MySQL: số lượng database của gói hosting, thông thường mỗi Website sẽ chạy một database.
  • Hosting Controller hay Cpanel: phần mềm Web đi kèm hỗ trợ khách hàng chủ động quản lý hosting. Phần mềm này cung cấp các tính năng quản lý thư mục, database, backup dữ liệu, sub-domain…

Qua bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn những thông tin về băng thông mạng là gì ? cách tăng dung lượng lưu trữ băng thông mạng... Hy vọng nó sẽ góp phần gì đó cho bạn trong việc tìm hiểu những thông tin này. Nếu có nhu cầu thiết kế website hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Có thể bạn sẽ thích

13 May 2022

Tại Sao Nên Lựa Chọn Thiết Kế Website Độc Quyền

Anothemes là đơn vị cung cấp website độc quyền theo phong cách chuyên nghiệp phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh. Với nhiều năm kinh nghiệp cùng đội ngũ IT trẻ sáng tạo, Anothemes tự tin…

thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
29 April 2022

Dịch Vụ Thiết Kế Website Bất Động Sản Chuyên Nghiệp

Thị trường bất động sản hiện nay rất sôi động và cạnh tranh cực kì cao nên việc thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp là rất quan trọng. Để có thể đạt được hiệu quả,…

công cụ nghiên cứu từ khoá 6
29 April 2022

5 Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa Cơ Bản Nhất

Đối với người làm nội dung trong mọi lĩnh vực, nghiên cứu từ khóa và lựa chọn được những keyword phù hợp sẽ giúp bạn tiếp cận đến đúng khách hàng. Dưới đây là top 5 công…