Shopify là một nền tảng thương mại điện tử góp phần hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh trực tuyến. Vậy thì Shopify là gì ? Hoạt động như thế nào và nó có những ưu nhược điểm gì ? Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về Shopify nhé.
Shopify là gì ?
Shopify là một giải pháp SaaS (Software as Services) dành cho thương mại điện tử cho phép bạn tạo website bán hàng online với đầy đủ tính năng giỏ hàng và thanh toán, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh, marketing automation, tất cả được tích hợp trong Shopify.
Không giống với những nền tảng như Magento hay OpenCart đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức về website, hosting hay HTML mới sử dụng được. Shopify được thiết kế dành cho tất cả mọi người, bạn không cần bất cứ kĩ năng nào về lập trình để bắt đầu với Shopify.
Shopify được sử dụng nhiều bởi những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cũng như hơn 10.000 khách hàng Enterprise với gói dịch vụ Shopify Plus.
Vào thời điểm 8/2021, có hơn 1.700.000 khách hàng đang sử dụng nền tảng này, biến Shopify trở thành nền tảng thương mại điện tử số 1 thế giới.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp website thương mại điện tử, Shopify chính là lựa chọn tốt nhất. Hãy cùng Meowcart khám phá những điều khiến Shopify trở thành nền tảng website bán hàng phổ biến nhất thế giới nhé.
Shopify hoạt động như thế nào?
Shopify là nền tảng thương mại điện trọn gói cho phép bạn tạo website bán hàng, quản lý sản phẩm, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh, quảng cáo nhằm giúp bạn tập trung phát triển kinh doanh online.
Khi mới bắt đầu, bạn sẽ sở hữu một cửa hàng với địa chỉ: “storename.myshopify.com”, trong đó storename do bạn lựa chọn. Bạn có thể kết nối cửa hàng này với tên miền tuỳ chọn của bạn.
Shopify Admin (Dashboard), là nơi bạn thực hiện tất cả các thao tác từ đăng và quản lý sản phẩm, xử lý đơn hàng, tạo chiến dịch marketing, quản lý khách hàng, chỉnh sửa giao diện và code, quản lý apps của bên thứ 3,...
Ưu điểm và nhược điểm của Shopify
Ưu điểm
- Giao diện trực quan, cách sử dụng đơn giản.
- Có nhiều mẫu website chuyên nghiệp.
- Giúp tối ưu các hoạt động marketing trực tuyến.
- Cung cấp hệ thống email trả lời tự động chuyên nghiệp.
- Chính sách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và nhanh chóng.
Nhược điểm
- Nhiều chức năng chưa đáp ứng được nhu cầu của những doanh nghiệp lớn.
- Chi phí khá cao.
- Chưa hỗ trợ thanh toán bằng thẻ nội địa của Việt Nam.
- Người dùng gặp khó khăn khi chuyển đổi nền tảng.
Cách tăng doanh số với Shopify
Kinh nghiệm thực tế cho thấy một số yếu tố sau sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên Shopify, giúp tăng doanh số nhanh chóng. Cụ thể:
- Chọn sản phẩm: Bạn nên ưu tiên kinh doanh các sản phẩm mà mình am hiểu để có kiến thức tư vấn chính cho người tiêu dùng.
- Xây dựng gian hàng chuyên nghiệp: Một website chuyên nghiệp, hình ảnh trực quan, đẹp mắt luôn thu hút khách hàng và khiến họ sẵn lòng bỏ thời gian tham khảo thông tin. Vì vậy, bạn cần chú trọng đến giao diện website, hình ảnh sản phẩm, thông tin giới thiệu.
- Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán thuận tiện cũng là cách thu hút khách hàng.
- Quảng bá thương hiệu: Chú trọng việc tối ưu các thẻ meta, từ khóa và dùng trang dành riêng cho thiết bị di động để đẩy mạnh SEO. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tận dụng kênh quảng cáo, bằng cách gửi chương trình khuyến mãi, kết nối mạng xã hội qua email khách hàng để kích thích họ mua hàng, đồng thời mở rộng thêm lượng khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số yếu tố khác phù hợp với đặc thù của sản phẩm kinh doanh.Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu thiết kế website, bộ nhận diện thương hiệu và app mobile cho doanh nghiệp của mình nhé.
- Xem thêm tại website Anothemes hoặc page facebook Anothemes