Tốc độ tải trang website là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tăng hiệu suất website và trải nghiệm người dùng. Tốc độ tải tang này cũng giúp cải thiện thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm google và thu hút thêm nhiều lượt truy cập.Vậy làm cách nào để tăng tốc độ tải trang website hiệu quả nhất? Bài viết này chúng ta sẽ điểm qua những cách tăng tốc website hiệu quả nhất nhé.
Chọn dịch vụ hosting phù hợp
Dịch vụ hosting đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hiệu suất trang web của bạn. Điều đó bao gồm tốc độ tải trang của nó.
Một trong những sai lầm tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải là sử dụng dịch vụ hosting giá rẻ để tiết kiệm chi phí hàng tháng.
Hosting giá rẻ thường dẫn đến hiệu suất kém. Nó có thể khiến cho việc chia sẻ tài nguyên giữa nhiều trang web trên một máy chủ quá tải, điều này có thể khiến thời gian tải trang của bạn lâu hơn và bị gián đoạn.
Mặt khác, có một số giải pháp lưu trữ tập trung vào hiệu suất mà bạn có thể sử dụng để cung cấp một nền tảng mạnh mẽ. Thông thường, các nhà cung cấp này cung cấp các gói dịch vụ hosting phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn, có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc website bị tải chậm hay gián đoạn.
Giảm Plugin sử dụng trên website
Đây là một trong những cách tăng tốc độ website hiệu quả nhất hiện nay bởi việc lạm dụng quá nhiều Plugin trên site là nguyên nhân chủ yếu làm chậm tốc độ tải trang từ đó giảm hiệu suất của trang web.
Vì vậy, trong quá trình thiết kế website, bạn cần cân nhắc kỹ nên cài đặt nhiều hay ít plugin và chỉ cài những plugin quan trọng, phù hợp với lĩnh vực mà mình đang kinh doanh.
Trên thực tế, mỗi một plugin được kích hoạt nó sẽ sử dụng một lượng tài nguyên từ máy chủ của bạn. Vậy nên nếu dịch vụ host mà bạn thuê chỉ ở mức trung bình thì rất dễ bị load chậm. Do đó chỉ nên sử dụng những plugin thật sự cần thiết cho trang web của bạn.
Giảm chuyển hướng
Chuyển hướng là cách để website tự động chuyển người dùng đến với một trang web khác với địa chỉ truy cập ban đầu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ tải trang bị chậm hơn bởi bạn sẽ tốn thêm một khoảng thời gian nữa mới truy cập đến địa chỉ mà mình mong muốn.
Vì vậy mà các doanh nghiệp cần chú ý vấn đề này để tối ưu hóa website nhằm tạo thuận tiện và không gây khó chịu tới người truy cập. Đồng thời cũng duy trì sự ổn định người truy cập tại website của doanh nghiệp.
Ngoài ra bạn nên thêm liên kết < link rel=”alternate” > trên desktop để Googlebot có thể khám phá và đọc URL phiên bản di động.
Tối ưu CSS và JS
Lời khuyên cho các bạn khi tối ưu hóa CSS để tăng tốc độ website là sử dụng plugin WP Minify Fix. Đây là công cụ miễn phí và đơn giản giúp tự động nén CSS và cả JS. Tốc độ load trang web nhờ thế cũng nhanh chóng hơn.
Khi nói đến việc tối ưu hóa JavaScript nghĩa là kết hợp các tệp trong một trang. Bằng việc làm này bạn sẽ góp phần giảm số lượng requests HTTP mà trình duyệt tạo ra, giúp tối ưu tốc độ website vô cùng hiệu quả.
Nén và tối ưu hóa hình ảnh
Hình ảnh giúp thu hút người dùng và tăng chất lượng nội dung của bạn. Tuy nhiên, hình ảnh lớn cũng có thể làm chậm thời gian tải trang.
Do đó, một trong những cách dễ nhất để tăng tốc độ tải trang là nén và tối ưu hóa hình ảnh của bạn. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi định dạng tệp, giảm kích thước hay nén ảnh.
Việc giảm kích thước tệp của hình ảnh sẽ giúp giảm dung lượng ảnh, khiến các trang web tải nhanh hơn. Có rất nhiều công cụ giúp tối ưu hóa hình ảnh mà bạn có thể sử dụng để giảm dung lượng ảnh miễn phí.
Sau khi sử dụng những công cụ này nó sẽ tự động thay đổi kích thước và nén hình ảnh của bạn mà không ảnh hưởng đến chất lượng của chúng.
Ví dụ với công cụ tinypng.com có thể giảm kích thước hình ảnh của bạn từ 25% đến 80%.
Hạn chế thời gian phản hồi của máy chủ
Thời gian phản hồi của máy chủ chính là khoảng thời gian được tính từ khi trình duyệt gửi yêu cầu đến máy chủ cho đến khi nó phản hồi lại. Tốc độ website được coi là nhanh nếu thời gian phản hồi từ máy chủ dưới 200ms (mili giây).
Nếu muốn tăng tốc độ phản hồi của máy chủ, bạn có thể áp dụng cách nâng cấp hosting hoặc sử dụng công cụ Yslow để cải thiện hiệu suất. Bởi hosting quá yếu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phản hồi của máy chủ chậm.
Giảm thiểu tài nguyên trên website
"tài nguyên" chính là nòng cốt đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá vấn đề đó mà tải thông tin quá nhiều, thông tin không cần thiết, dư thừa sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành và lãng phí thời gian, chí phí mà làm cho website của bạn hoạt động chậm hơn.
Vậy nên, cần cân nhắc và nghiên cứu trước khi tải các thông tin vừa đủ và cần thiết nhằm tạo hiệu ứng tốt cho doanh nghiệp và hữu ích cho người truy cập.
Sử dụng CDN
CDN cũng là một lợi thế để tăng tốc độ website. Bởi đây chính là hệ thống các máy chủ được đặt tại nhiều nơi trên thế giới với tính năng sao lưu bản sao các nội dung tĩnh bên trong trang web. Chức năng của CDN là hỗ trợ người dùng lướt website trơn tru hơn và tránh khỏi tình trạng băng thông cao.
Sử dụng CDN giúp website của bạn dễ dàng tối ưu SEO hơn. Đồng nghĩa với việc trang web của bạn gia tăng thứ hạng trên Google, hiển thị nhanh chóng trên đầu trang tìm kiếm. Bên cạnh đó CDN cũng khiến cho ảnh và file media của bạn cũng xuất hiện trên Google Image nhiều hơn.
Trên đây là những cách tăng tốc độ website mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hãy nhớ rằng, tốc độ tải trang của bạn càng nhanh thì khách hàng càng hài lòng, thông qua đó sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Hy vọng rằng nó sẽ góp phần giải đáp các vấn đề mà bạn đang tìm kiếm.
- Xem thêm tại website Anothemes hoặc page facebook Anothemes