5 Bước Tự Thiết Kế Website Đơn Giản Cho Người Mới

tự thiết kế website miên sphis

Ngày nay việc tự thiết kế website đã không còn khó khăn với những ai am hiểu một chút về công nghệ. Sở hữu một website chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh, không chỉ ở trong nước mà còn với một số công ty nước ngoài nhờ việc tiếp cận dễ dàng do internet mang lại. Hướng dẫn 5 bước đơn giản sau đây của Anothemes sẽ cho bạn thấy bất cứ ai cũng có thể thiết kế một trang web cho chính doanh nghiệp của mình.

Để một website hoạt động thì cần những gì?

1. Tên miền (domain)

Tên miền hay domain là tên của một website hoạt động trên internet, đóng vai trò như là một địa chỉ thực tế cho một website và có tác dụng để thay thế một địa chỉ IP dài và khó nhớ thành một domain dễ nhớ.

Ví dụ: Địa chỉ IP 74.125.200.113 có tên miền là google.com

2. Không gian lưu trữ - Web Hosting

Web Hosting là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file (FTP), Mail. Là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động.

Nếu như ở cửa hàng thực tế bên ngoài cần một mặt bằng để kinh doanh, thì trên internet mặt bằng đó được xem như là web hosting, một không gian lưu trữ hình ảnh, bài viết.  Sau khi đã thuê web hosting, bạn sẽ có một địa chỉ IP của không gian lưu trữ. Bạn cần kết nối tên miền của mình đã đăng ký trước đó và hosting lại với nhau, hay còn gọi là trỏ tên miền về hosting. Lúc đó khi người dùng truy cập tên miền của bạn, trên web hosting bạn để bất cứ thông tin, hình ảnh gì thì người dùng sẽ đều có thể thấy.

3. Làm website miễn phí

Hiện nay có nhiều cách để có được một trang web, bạn có thể thuê một đơn bị làm website. Giá cả tùy thuộc vào các yêu cầu về một trang web của bạn

  • Tham khảo đơn vị thiết kế website uy tín Anothemes

Các bước tự thiết kế website

Bước 1: Xây dựng ý tưởng cho website

1.1. Lựa chọn loại hình website phù hợp

Việc xác định loại hình website giúp việc thiết lập website phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng. Mỗi loại website sẽ có thiết kế, giao diện, tính năng, ứng dụng tích hợp và hiệu quả riêng biệt.

Dưới đây là một số loại website phổ biến nhất hiện nay:

  • Website bán hàng: Tạo các trang web thương mại điện tử, website bán hàng online theo ngành nghề
  • Website doanh nghiệp, website giới thiệu công ty, dự án: Website bất động sản
  • Website giáo dục
  • Website dạng forum (diễn đàn), các trang rao vặt, trao đổi mua bán
  • Website dạng Blog cá nhân: Chia sẻ kiến thức, tạo thương hiệu cá nhân.
  • Website tin tức, báo điện tử

1.2. Xác định các chức năng, công nghệ cần thiết cho website

Sau khi đã xác định được loại hình website của mình, bạn cần tìm hiểu và xác định chức năng hay công nghệ nào cần thiết cho website của mình. Chẳng hạn,

  • Website bán hàng: Cần trang bị chức năng mua hàng theo quy trình tự động
  • Website diễn đàn: Tạo tài khoản thành viên, cho phép người dùng đăng tin, thảo luận,..
  • Website về lĩnh vực thiết kế: Tích hợp thêm Form tư vấn về phong thủy, báo giá tự động...

Ngoài ra website còn cần có các tính năng công nghệ như tốc độ tải trang, độ bảo mật, hỗ trợ SEO, tối ưu UX/UI,...

Bước 2: Đăng kí tên miền (domain) và thuê web hosting

2.1. Đăng kí tên miền

Quy trình đăng ký tên miền website khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

B1: Lên ý tưởng tên miền

Tên miền bạn có thể lựa chọn theo tên miền quốc tế như .com, .edu, .net,... hay lựa chọn tên miền theo mã quốc gia như: .com.vn, .vn, .net.vn,....

B2: Kiểm tra tên miền khả dụng

Bạn có thể truy cập vào trang web của một số đơn vị cung cấp tên miền uy tín hiện nay để kiểm tra tên miền mình muốn đăng ký đã bị bên nào đăng ký trước chưa. Nếu chưa có đơn vị nào đăng ký trước, bạn hoàn hoàn có thể lựa chọn đặt mua theo mức đã đã được công khai trên trang web.

Mức giá đăng ký tên miền sẽ phụ thuộc vào miền (đuôi) mở rộng bạn lựa chọn. Thông thường miền .com hoặc .vn sẽ có mức giá cao hơn các miền khác, nhưng cũng là những miền được lựa chọn nhất.

B3: Liên hệ và đăng ký mua tên miền đã chọn

Lưu ý:

  • Không nên đặt tên miền quá dài, tên miền chứa ký tự số hoặc các ký tự đặc biệt
  • Nên đặt tên miền dựa trên thương hiệu doanh nghiệp/ sản phẩm/ cá nhân của bạn. Ví dụ "công ty TNHH phần mềm Anothemes" tên miền sẽ là "anothemes.vn"
  • Cân nhắc lựa chọn các miền mở rộng: .com, .vn, .com.vn, .org, .net...
  • Tránh các tên miền khó viết hoặc bị cấm theo pháp luật.
  • Không lựa chọn tên miền gần giống với một tên miền nào đó đã được đăng ký từ trước

2.2. Thuê web hosting

Khi chọn công ty thuê web hosting, hãy đảm bảo nó có các tính năng sau:

+ Tên miền MIỄN PHÍ với SSL (để bảo mật)

+ Ram (bộ nhớ trong)

+ Tài khoản email tùy chỉnh

+ Dung lượng database

+ Luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng

Bước 3: Chọn nền tảng phù hợp để tạo website

Để tự thiết kế website đơn giản, một gợi ý hàng đầu cho bạn là sử dụng WordPress, nền tảng phổ biến nhất để thiết kế trang web. WordPress cung cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát giao diện trang web của bạn và miễn phí về mặt kỹ thuật để sử dụng. Ngoài WordPress bạn cũng có thể lựa chọn tạo website với CSM (Content management system), website buildersm, website tự code,...

Bước 4: Thiết kế giao diện

Sau khi chọn và cài đặt được một nền tảng thích hợp, bước tiếp theo là tạo thiết kế trang web của bạn sao cho phù hợp với mục đích của website.

Một số lưu ý khi lựa chọn màu sắc thiết kế giao diện website:

  • Tông màu của logo công ty
  • Ý nghĩa mà website muốn thể hiện
  • Đối tượng khách hàng có phù hợp với tông màu không
  • Chọn tông màu phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty

Trước khi bắt đầu, bạn có thể tham khảo các nguyên tắc giúp thiết kế giao diện website đẹp mắt và các giao diện của đối thủ trong cùng ngành hàng.

Bước 5: Kiểm tra, bảo trì và nâng cấp

Sau khi đã hoàn thiện một website mẫu chuẩn, bạn cần phải chắc chắn rằng web của bạn đã không còn một lỗi nào và sẵn sàng đi vào hoạt động. Đầu tiên hãy kiểm tra sẽ thiết kế của bạn trông có ổn không trên thiết bị di động khác. Nếu mọi thứ đã ổn bạn cần tiến hành giai đoạn chạy thử website. Thiết lập chế độ hiển thị để khách hàng có thể truy cập vào website.

Trong khoảng thời gian chạy thử, bạn phải quan sát website của bạn có đưa tới trải nghiệm tốt dành cho khách hàng, có điều gì cần cải thiện không,… sau đó tiến hành sửa để tạo lên một website chuẩn nhất để đưa tới người dùng.

Khi mọi thứ hoạt động tốt, thực thi việc khởi chạy website và lên kế hoạch phát triển web.

Vậy là sau 5 bước bạn đã có thể tự thiết kế website dành riêng cho cửa hàng của mình. Nếu bạn vẫn cảm thấy nó quá phức tạp và tốn thời gian, bạn có thể liên hệ Anothemes để có một website đảm bảo chất lượng, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.

Xem thêm các kiến thức tự thiết kế website:

Có thể bạn sẽ thích

13 May 2022

Tại Sao Nên Lựa Chọn Thiết Kế Website Độc Quyền

Anothemes là đơn vị cung cấp website độc quyền theo phong cách chuyên nghiệp phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh. Với nhiều năm kinh nghiệp cùng đội ngũ IT trẻ sáng tạo, Anothemes tự tin…

thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
29 April 2022

Dịch Vụ Thiết Kế Website Bất Động Sản Chuyên Nghiệp

Thị trường bất động sản hiện nay rất sôi động và cạnh tranh cực kì cao nên việc thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp là rất quan trọng. Để có thể đạt được hiệu quả,…

công cụ nghiên cứu từ khoá 6
29 April 2022

5 Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa Cơ Bản Nhất

Đối với người làm nội dung trong mọi lĩnh vực, nghiên cứu từ khóa và lựa chọn được những keyword phù hợp sẽ giúp bạn tiếp cận đến đúng khách hàng. Dưới đây là top 5 công…