Tầm quan trong của website trong marketing doanh nghiệp ngày nay là điều không thể phủ nhận. Sau khi thiết kế website, mọi thứ mới chỉ bắt đầu và bạn phải có các chiến lược quản trị web một cách hiệu quả. Cùng Anothemes tìm hiểu các công việc của một webmaster nhé!
Quản trị Web là gì?
Quản trị web là quá trình quản lý, tối ưu nhằm đảm bảo cho website vận hành tốt hơn và nâng cao trải nghiệm người dùng. Website cần một lộ trình đúng đắn để phát triển ổn định, lâu dài. Do đó, những bước tạo lập, cập nhật, chỉnh sửa,… cần người có chuyên môn để vận hành suôn sẻ.
Người quả trị website (webmaster) là người chịu trách nhiệm duy trì mọi hoạt động của một hay nhiều website. Người quản trị website không chỉ phải am hiểu về lập trình như HTML,PHP,… mà còn phụ trách nội dung hiển thị để lôi kéo nhiều người dùng đến với website của mình.
Công việc quản trị Web gồm những gì?
Sau khi hoàn thành thiết kế website, để web phát huy hiệu quả như mong muốn, công việc của một quản trị web cần làm là:
Cài đặt công cụ quản lý web
1. Google Analytics
Đây là công cụ hỗ trợ miễn phí hàng đầu cho những người quản trị web. Nó giúp đo lường doanh số bán hàng, số lượng truy cập, số lần xem trang, vị trí địa lý của người truy cập,...
Với những báo cáo từ Google Analytics, bạn sẽ nắm được tình hình hoạt động của websites, biết được những phần nào của trang web đang hoạt động tốt để có hướng phát triển phù hợp. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ nắm được thói quen của người truy cập web, theo dõi các giao dịch cho chiến dịch và từ khóa từ đó điều chỉnh giỏ mua sắm để tăng doanh số bán hàng, xây dựng mức độ trung thành của khách hàng.
2. Google Webmaster Tools
Google Webmaster Tool (GWT) hay còn gọi là Google Search Console. Là công cụ miễn phí giúp đánh giá và duy trì hiệu suất trang web trong kết quả tìm kiếm Google tìm kiếm.
Công dụng:
- Biết các truy vấn phổ biến nhất khiến trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- Biết những truy vấn nào đang lái xe lưu lượng truy cập nhiều nhất.
- Xem trang web nào đang được liên kết đến trang web của bạn.
- Đánh giá trang web di động hoạt động tốt như thế nào đối với những người tìm kiếm trên máy tính bảng và điện thoại và nhiều lợi ích khác.
Tối ưu và cập nhật giao diện website
Sau khi thiết kế website, người quản trị web phải luôn đảm bảo giao diện thân thiện với người dùng. Xem xét tình hình và xử lý các lỗi phát sinh đảm bảo người dùng có trải nghiệm tốt nhất.
- Kiểm tra website, theme, plugin: Nên cập nhật những thay đổi mới nhất từ nền tảng để bảo vệ website khỏi nguy cơ bị rò rỉ bảo mật.
- Kiểm tra web của bạn trên trình duyệt khác: kiểm tra website không bị lỗi format hay layout trên các trình duyệt khác nhau nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng.
Lên kế hoạch đăng tải nội dung định kì
Google luôn nhắc nhở việc update content liên tục để tạo thông tin mới có giá trị. Vậy nên, 1 quản trị viên cần nắm rõ content hiện tại của website. Từ đó, đưa ra kế hoạch mới, tối ưu phù hợp. Tần suất đăng bài phụ thuộc vào mục đích kinh doanh và nguồn nhân lực. Bạn có thể đăng tải 10 bài viết mỗi ngày hoặc mỗi tuần một bài viết.
Luôn cập nhật nội dung mới có ích giúp một website phát triển lâu dài. Nếu sử dụng website để làm kênh cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ thì cần phải thường xuyên cập nhật nội dung mới bằng bài viết hấp dẫn, sáng tạo. Việc này giúp khách hàng ở lại lâu hơn với trang web, họ sẽ thoải mái tìm kiếm thông tin về hàng hóa, giá cả dịch vụ.
Quản lý thường xuyên Hosting và sao lưu dữ liệu
Việc sao lưu (backup) dữ liệu giúp đề phòng trường hợp hosting gặp sự cố và sẽ có phương án phục hồi về sau. Các bước backup nên lưu trữ online và offline và làm hàng ngày. Định kỳ xem xét vị trí file lưu trữ dữ liệu quan trọng. Đồng thời dự đoán mức độ hiệu quả của kế hoạch dự phòng trước khi sự cố xảy ra.
Quảng bá website
Quảng bá website thông qua mạng xã hội (dẫn Link bài viết), diễn đàn, hội nhóm,… giúp tìm kiếm người quan tâm tới web và tăng lượt truy cập.
Xây dựng kế hoạch tối ưu website
Nhân viên quản trị web cần phải có kiến thức SEO cơ bản để có thể lên kế hoạch nâng cao thứ hạng tìm kiếm. Lập kế hoạch từng bước kĩ càng để có một kết quả tốt nhất.
Tối ưu cơ sở dữ liệu vì những nền tảng như wordpress ngày càng nặng hơn. Nguyên nhân là do các chức năng như nháp, comment spam, review lại bài post …. Vì thế, thường xuyên tối ưu dữ liệu giúp cho website hoạt động hiệu quả hơn.
Các kỹ năng cần có của quản trị web
- Nắm bắt kiến thức SEO như CTR, click, session để tối ưu website tốt hơn
- Biết sử dụng các công cụ Google Anlytics và Webmaster Tools.
- Hiểu biết về HTML/CSS, XML
- Kỹ năng phân tích và tìm ra vấn đề
- Có khả năng sáng tạo nội dung hấp dẫn
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về quản trị web và các công việc cần làm sau khi có website. Quản trị website hiệu quả chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào trong thành công của doanh nghiệp. Không chỉ hiện tại mà còn về lâu dài.
Xem thêm : 5 Bước Tự Thiết Kế Website Đơn Giản Cho Người Mới